Triển lãm nguyên, phụ liệu dệt may 2010




Mục tiêu phát triển ngành dệt may đặt ra cho năm 2010 là đạt kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD (tăng 15% so với năm 2009). Để thực hiện mục tiêu này, một nhiệm vụ quan trọng ngành dệt may phải làm trong năm là đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu để tăng tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm, hạn chế nhập khẩu.

Vấn đề đặt ra đối với các dự án đầu tư phát triển nguyên phụ liệu trong nước của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là bên cạnh vấn đề về vốn thì việc cập nhật công nghệ, máy móc tiên tiến là rất cần thiết. Triển lãm quốc tế lần thứ 20 về “Máy móc, thiết bị ngành may mặc, linh kiện, nguyên phụ liệu và vải năm 2010” được Bộ Công Thương Việt Nam; Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas); Hội Dệt may thêu đan TP.HCM (Agtek) bảo trợ, được Vinatex và Công ty Triển Lãm VCCI (Vietcham Expo), Công ty Triển lãm CP Exhibition của Hongkong (Trung Quốc) phối hợp tổ chức tại Trung tâm Triển lãm và hội nghị Tân Bình (446-518 Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình, TP.HCM) từ ngày 14-17/4/2010 là một cơ hội hữu ích cho các DN dệt may Việt Nam tận dụng để tìm hiểu, mua các chủng loại thiết bị hiện đại, công nghệ mới từ các nước công nghiệp tiên tiến.

 

Triển lãm về nguyên phụ liệu dệt may lần thứ 20 thu hút 119 công ty từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có các nước công nghiệp phát triển như Pháp, Đức, Trung Quốc, Ấn Độ, Italy, Nhật, Hàn Quốc, Malaysia, Singapore, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thái Lan, Anh…) tham gia trưng bày thiết bị, công nghệ và dịch vụ tiên tiến trên tổng diện tích mặt bằng hơn 6.000m2.

 

Mục đích của các nhà tổ chức triển lãm này là nhằm tạo điều kiện củng cố và phát triển mối quan hệ hợp tác kinh doanh ngày một bền chặt hơn giữa các DN dệt may trong và ngoài nước. Thế nên, bên cạnh việc trưng bày thiết bị, công nghệ, sản phẩm nguyên phụ liệu dệt may, một chuỗi chương trình hội thảo chuyên ngành đề cập đến việc xây dựng nguồn cung ứng nguyên phụ liệu mạnh hỗ trợ ngành công nghiệp dệt may Việt Nam; mô hình quản lý chuỗi cung ứng (supply chain) hiệu quả cho DN dệt may đối với nguồn nguyên liệu đầu vào; tận dụng lợi thế ưu đãi thuế quan đối với nguồn nguyên phụ liệu trong nước và ASEAN phục vụ xuất khẩu; cải tiến sản xuất trong các DN may mặc Việt Nam; ứng dụng công nghệ mới trong ngành dệt may… cũng được triển khai nhằm hỗ trợ, thúc đẩy các DN dệt may Việt Nam và nước ngoài tăng cường hợp tác phát triển./.

 

(Theo VEN)

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)