Đưa doanh nghiệp dệt may về nông thôn


Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp dệt may tại nông thôn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển toàn diện, cả về năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) để các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào khu vực này, ngành dệt may rất cần có nhiều chính sách hỗ trợ kèm theo.

Việc hình thành các khu, cụm công nghiệp dệt may tại nông thôn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngành phát triển toàn diện, cả về năng suất, chất lượng, năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, theo ông Vũ Đức Giang, Chủ tịch Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex) để các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ vào khu vực này, ngành dệt may rất cần có nhiều chính sách hỗ trợ kèm theo.

Giải quyết bài toán lao động

17 tuổi đã phải rời quê vào Sài Gòn kiếm sống, với Từ Lệ Giang, công nhân Xí nghiệp May Hà Quảng, Quảng Bình, 4 năm xa nhà là những tháng ngày cơ cực. Nay ước mơ của em đã thành hiện thực khi được trở về quê hương Quảng Bình để làm việc với mức lương tương đương khi lao động tại đất Sài Gòn.

Anysew.vn_Đưa doanh nghiệp dệt may về nông thôn

May hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu của một doanh nghiệp tại cụm công nghiệp Thường Tín (Hà Nội). Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Với đặc điểm là cần nhiều lao động, nhất là lao động nữ, nên chủ trương đưa các nhà máy may về vùng nông thôn đã được Vinatex triển khai trong 14 năm qua. Chính vì lẽ đó mà không chỉ có Từ Lệ Giang mà rất nhiều lao động khác đã có việc làm ngay tại quê hương. Không những thế, khi các nhà máy về nông thôn và tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động, nhất lao động nữ có con nhỏ; bước đầu thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng miền.

Ông Vũ Đức Giang cho hay: Định hướng chung của các doanh nghiệp dệt may là di dời các dự án may trong thành phố về các khu đông dân cư, nơi có nguồn lao động ổn định và giao thông thuận tiện. Hiện nay, Vinatex đã đầu tư KCN dệt may Phố Nối A (Hưng Yên) để đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Ông Nguyễn Thanh Quân, Giám đốc Công ty CP Phát triển hạ tầng Phố Nối cho biết, toàn bộ 25 ha triển khai giai đoạn I của KCN dệt may Phố Nối A đã được lấp kín với 10 doanh nghiệp. Hiện hạ tầng giai đoạn II của KCN đã xong trên diện tích 95 ha và năm nay có thể đón các doanh nghiệp đầu tư xây dựng dự án dệt nhuộm...

Theo tìm hiểu của phóng viên, tại tỉnh Hà Nam cũng đã có một số nhà máy dệt may; trong đó Công ty Dệt kim Hà Nội di dời về KCN Đồng Văn. Với tỉnh Nam Định, Nhà máy Dệt nhuộm Nam Định di dời về KCN Hòa Xá, còn KCN Bảo Minh gần 200 ha cũng đang triển khai đầu tư hạ tầng, san lấp mặt bằng và có một doanh nghiệp đã đầu tư dự án tại đây. Cùng đó, hàng loạt các doanh nghiệp dệt may phía Bắc (Hải Phòng, Bắc Giang, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Yên Bái...) đã có định hướng và giải pháp trong việc di dời, đảm bảo tính an toàn về môi trường cho các khu dân cư của các thành phố lớn, đảm bảo phát triển công nghiệp của các địa phương.

Tăng thu hút đầu tư

Bà Đặng Phương Dung, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho biết: Thời gian qua, việc xây dựng, phát triển các khu, cụm công nghiệp dệt may đã và đang được Vinatex, một số doanh nghiệp triển khai mạnh mẽ. Ngoài việc giải quyết bài toán lao động, thì việc xây dựng các khu, cụm công nghiệp này còn nhằm mục đích thu hút các nhà đầu tư nước ngoài.

Hiện khâu nhuộm, hoàn tất đang là “nút thắt cổ chai” của ngành dệt may Việt Nam. Điều này dẫn tới một nghịch lý là Việt Nam phải xuất khẩu sợi, trong khi đó, giá trị gia tăng cho sợi không nhiều do Việt Nam phải nhập khẩu bông. Hoặc nếu có dệt vải thì lại phải xuất khẩu vải mộc để hoàn tất ở nước ngoài, sau đó nhập khẩu vải trở lại để sản xuất hàng may mặc xuất khẩu. Vì thế, Hiệp hội Dệt May Việt Nam cho rằng, Chính phủ và các địa phương nên tập trung ưu đãi cho các dự án dệt, nhuộm, hoàn tất, sản xuất phụ liệu phụ trợ của ngành dệt may.

Thời gian qua, Vinatex đã phải tìm hiểu xem tại địa phương nào có thể phát triển các dự án dệt, nhuộm, hoàn tất, dự án may, dự án sản xuất xơ sợi để lập ra một bản đồ dệt may. Theo đó, tại những địa điểm có lợi thế sẽ được xây dựng các khu, cụm công nghiệp có trang bị cơ sở hạ tầng hiện đại để xử lý nước thải. Như vậy, các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư sẽ cần có quỹ đất, có cơ sở hạ tầng nên không cảm thấy “ngại ngần” khi quyết định đầu tư vào Việt Nam. 

                                                                                                     Theo baotintuc.vn

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)