Sản xuất ODM, OBM: Mục tiêu khó cũng phải đạt


 Mặc dù đã theo đuổi nhiều năm nhưng để có thể vượt qua rào cản, thành công với phương thức sản xuất ODM (thiết kế trên ý tưởng có sẵn, sản xuất), OBM (tự thiết kế, sản xuất, phân phối), DN dệt may phải xây nền tảng vững chắc hơn nữa cả về nhân lực và tài chính.

Anysew.vn_ Sản xuất ODM, OBM: Mục tiêu khó cũng phải đạt

Dệt may Việt Nam bước đầu chuyển sang sản xuất ODM, OBM

Sau 20 năm phát triển, ngành dệt may Việt Nam đã có sự chuyển biến rất mạnh mẽ, trở thành 1 trong 5 quốc gia xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới. Tám tháng năm 2014, các DN trong ngành đã xuất khẩu 13,6 tỷ USD giá trị hàng dệt may, tăng 19,7% so với cùng kỳ năm 2013. Đáng lưu ý, ngành dệt may Việt Nam đang chuyển dần phương thức sản xuất phần lớn là gia công sang làm hàng ODM, OBM, đồng nghĩa với việc cân bằng giữa chất và lượng trong quá trình phát triển.

Theo ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam: Sản xuất ODM, DN nhận lại phần ý tưởng thiết kế từ phía đối tác trên cơ sở đó để phát triển thành các mẫu mã sản phẩm. Tuy nhiên, nguyên liệu sản xuất do đối tác duyệt, thành phẩm cũng mang thương hiệu của đối tác. OBM lại là phương thức sản xuất cao hơn, doanh nghiệp phải tự thiết kế, lựa chọn nguyên phụ liệu, sản xuất và phân phối bằng thương hiệu của chính mình.

ODM, OBM là mục tiêu ngành dệt may Việt Nam đã theo đuổi nhiều năm, theo quy luật vận động của thị trường đây cũng là đích cần phải đến của ngành. Bởi, đến một thời điểm nào đó lao động giá rẻ không còn là lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, DN, nhất là DN FDI sẽ tìm một địa điểm đầu tư mới. Muốn giữ được vị thế, dệt may Việt Nam buộc phải phát triển về chất.

Tuy nhiên, ODM, OBM cũng là mục tiêu rất khó. Nói về điều này, ông Hoàng Vệ Dũng cho rằng: Sản xuất ODM, OBM DN xác định phải đối mặt với nhiều trở ngại. Trong đó, khó nhất là thiếu nguồn nhân lực, sau đó đến marketing, cung ứng nguyên vật liệu đúng yêu cầu, thời hạn giao hàng…

Cũng cho rằng nhân lực chính là “nút thắt” lớn nhất, ông Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường cao đẳng Dệt may thời trang nhấn mạnh: Nhân lực thiết kế thời trang được đào tạo tại Việt Nam hiện nay không nhiều, hầu hết chỉ có khả năng kinh doanh ở quy mô nhỏ bằng cách tự mở 1-2 cửa hàng thời trang cho riêng mình, chưa đủ khả năng thiết kế và triển khai sản xuất để thương mại hóa với quy mô lớn. “Chỉ khi chúng ta có thiết kế thời trang phục vụ phương thức sản xuất ODM, OBM thì mới giải quyết tận gốc bài toán gia trị gia tăng cho sản phẩm xuất khẩu”, ông Hiệp nói.

Khẳng định phương thức sản xuất ODM, OBM là mục tiêu khó nhưng ông Hoàng Vệ Dũng cũng cho hay: DN phải đi từng bước tùy theo trình độ. Đầu tiên có thể làm gia công bởi đây phương thức an toàn nhất, cũng là nền tảng giúp DN có được đội ngũ kỹ thuật chất lượng, tiếp nhận được công nghệ. Sau đó chuyển dần sang phương thức FOB (cung ứng thêm nguyên liệu trong quá trình sản xuất gia công), rồi đến ODM. Riêng với phương thức OBM, DN cần tạo dựng tốt thương hiệu tại thị trường nội địa, đây sẽ là tiền đề để các DN tiến dần ra thị trường nước ngoài.

Bà Đặng Phương Dung - Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam cũng khuyến cáo: Để làm ODM, OBM DN phải có thời gian phát triển đội ngũ thiết kế, đa dạng nguồn cung nguyên phụ liệu, tham gia một cách chủ động vào chuỗi sản xuất. DN cũng cần cởi mở hơn trong việc sử dụng nguồn nhân lực, chấp nhận đầu tư đào tạo để có được lao động tay nghề cao, phù hợp với DN./.

 Ông Hoàng Vệ Dũng, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam: So với gia công, hàng ODM giá trị tăng từ 30-40%. Riêng hàng OBM giá trị có thể tăng tới vài lần nhưng đây là phương thức sản xuất rất khó và mới chỉ áp dụng tại thị trường nội địa. Trong ngành dệt may Việt Nam hiện cũng đã nổi lên một vài thương hiệu như: Việt Tiến, May 10, Sài Gòn 2, Đức Giang… Ngoài ra, còn có một vài thương hiệu tư nhân mới nổi như: Eva de Eva, Elise, Format, Nem…

                                                                                                 Theo ven.vn

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)