Dệt may nỗ lực tự cung nguyên liệu


Hiệp định TPP nếu được ký kết sẽ mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam. Nhưng quy định phải sử dụng nguyên liệu sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từ các nước thành viên cũng sẽ “trói” ngành khi hầu hết các doanh nghiệp (DN) vẫn đang phụ thuộc quá nhiều từ nhập khẩu.

Doanh nghiệp ngoại tranh thủ cơ hội

Theo thống kê của Hiệp hội Dệt may Việt Nam, ngành đang phải nhập khẩu 50 - 60% nguyên phụ liệu từ các nước. Riêng TP Hồ Chí Minh có đến hơn 85% DN may gia công đơn giản như: cúc, đệm bông, dây khóa..., khoảng 13% DN ở trong tình trạng mua nguyên liệu, bán thành phẩm và chỉ 2% các DN xuất khẩu dệt may là đang phát triển theo chuỗi hoàn chỉnh từ khâu thiết kế đến phát triển nguyên phụ liệu, sản xuất, giao hàng...

Anysew.vn_Phụ tùng ngành may


Ngành dệt may đã được ưu tiên hỗ trợ kinh phí để phát triển.
Ảnh: An Hiếu - TTXVN

“Trong một thời gian dài chúng ta chưa chú trọng đến phát triển công nghiệp phụ trợ nên ngành chưa có sự đột phá khi hội nhập sâu. Tỷ lệ nội địa hóa trong sản phẩm quá thấp, vì vậy Việt Nam có hội nhập sâu hơn cũng khó được hưởng thuế suất ưu đãi và vẫn tiếp tục thân phận làm công cho các nước”, ông Lê Tiến Trường, Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt may Việt Nam nhận xét.

Đón đầu TPP, nhiều doanh nghiệp dệt may từ Trung Quốc (bao gồm: Đài Loan, Hồng Kông)... đã nhanh chóng đầu tư xây nhà máy sợi, dệt, nhuộm tại Việt Nam... Ông Bùi Trọng Nguyên, Tổng Thư ký Hiệp hội Dệt may thêu đan TP Hồ Chí Minh cho hay, mới đây có hai nhà đầu tư lớn cam kết đầu tư 190 triệu USD để triển khai dự án hoàn chỉnh từ dệt vải đến thiết kế thời trang, sản xuất những sản phẩm may mặc chuyên dụng cao cấp như trang phục thể thao dưới nước... Tương tự, ở các tỉnh phía Bắc, DN khối ngoại cũng ồ ạt hướng đến các dự án sản xuất, tận dụng nguồn lao động giá rẻ để sản xuất nguyên liệu tại Việt Nam.

“Ở ta DN vừa và nhỏ chiếm đến 95% tổng số DN ngành may đang hoạt động, nên luôn hạn chế về vốn để thực hiện đầu tư đổi mới công nghệ. Chính điều này đã dẫn đến nhiều tồn tại về chất lượng sản phẩm, giá thành cũng như khó khăn trong đầu tư cho nguyên liệu”, ông Nguyên lý giải.

Chính sách để phát huy nội lực

Khảo sát của ngành chức năng cho thấy, khó khăn lớn nhất của các DN khi đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu chính là tài chính eo hẹp. Hiện nhiều DN vẫn phải "tự bơi” do chưa có chính sách ưu đãi cho DN đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu. Các DN đề xuất nhà nước nên thành lập một cụm công nghiệp nguyên phụ liệu để tập trung sản xuất nguyên phụ liệu và sớm có chính sách ưu đãi cho các DN đầu tư trong cụm công nghiệp nguyên phụ liệu về đất đai, miễn giảm thuế, tùy theo chủng loại sản phẩm cần khuyến khích đầu tư...

Ông Lê Đông Triều, Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định kiến nghị: “Nhà nước cần lập quỹ hỗ trợ, ưu đãi tín dụng trong các trường hợp: DN thực hiện phương thức FOB cho những đơn hàng có tỉ lệ nội địa hóa từ 50% trở lên, DN sản xuất thử nghiệm phụ tùng, vật tư thay thế ngoại nhập (thuốc nhuộm, tẩy) hay thiết bị trong dây chuyền sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ...”.

Ông Phan Chí Dũng, Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ, Bộ Công Thương cho biết, mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ một số ngành, trong đó ngành dệt may đã được ưu tiên xem xét hỗ trợ nguồn kinh phí. Những chính sách ưu đãi này khi được đưa vào thực hiện sẽ là cú hích cho công nghiệp hỗ trợ của ngành dệt may phát triển, đem lại giá trị thặng dư ngày càng cao cho sản phẩm, đồng thời cũng sẽ giúp ngành thu hút đầu tư mở rộng sản xuất. Các dự án sẽ được ưu tiên hỗ trợ và dành quỹ đất, giá thuê đất thích hợp. Các khu, cụm công nghiệp sẽ được hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, khâu xử lý rác thải môi trường... Riêng về tài chính, DN tham gia dự án sẽ được hưởng ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu, được vay một phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực

                                                                                                        Theo baotintuc.vn

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)