Vinatex may đồng phục để giành thị phần nội địa


Trước áp lực cạnh tranh gay gắt với các thương hiệu thời trang mới nổi trong nước, Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chuyển hướng tập trung vào phân khúc đồng phục nhằm chiếm lĩnh thị trường.

 Trao đổi với VnExpress, Phó tổng giám đốc Hoàng Vệ Dũng cho hay năm nay, các đơn vị thành viên của Vinatex đang tập trung vào thị trường may đồng phục. Ông đánh giá, đây là phân khúc mới có tiềm năng lớn, do vậy tập đoàn sẽ tập trung vào 3 mảng chính gồm đồng phục dịch vụ, cơ quan và bảo hộ lao động. Số lượng đơn hàng trong năm dự kiến tăng 30-40% so với trước, trong đó tỷ lệ sử dụng vải nội địa đạt 70-80%.

Lãnh đạo Vinatex cho biết không chỉ cung cấp trang phục của các vận động viên thể thao trong cả nước, tháng 7 tới, nhân viên của hãng hàng không quốc gia VietnamAirlines cũng sẽ sử dụng các sản phẩm của Vinatex.

Anysew.vn_Vinatex may đồng phục để giành thị phần nội địa


Đồng phục- được Vinatex xác định là phân khúc tiềm năng để chiếm lĩnh thị trường nội địa.

"Hiện có rất nhiều hãng tư nhân mở thương hiệu thời trang cạnh tranh với chúng tôi. Vinatex không từ bỏ thị trường nội địa. Đây là thị trường rất cạnh tranh, song lành mạnh, ai đáp ứng yêu cầu, đa dạng được mẫu mã, tìm được cách đi của mình thì sẽ chiếm lĩnh thị trường", Phó tổng giám đốc Vinatex cho hay.

Theo ông Dũng, tập đoàn sẽ nhắm vào điểm nổi thị trường, không chỉ bán quần áo đơn thuần mà còn kết hợpquảng bá rộng rãi thương hiệu. "Trước xu thế như hiện nay, giữ được thị phần không phải dễ, do đó, cần mở ra nhiều cái mới để có tăng trưởng", ông nói.

Báo cáo hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm cho thấy kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam tiếp tục tăng trưởng 2 con số, đạt 12,8 tỷ USD, tăng 10,26% so với cùng kỳ năm 2014. Trong đó, Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất, chiếm 42% so với tổng kim ngạch đạt 5,18 tỷ USD, xuất khẩu sang EU đạt 1,45 tỷ USD.

Đối với 2 thị trường châu Á là Nhật Bản và Hàn Quốc, kim ngạch xuất khẩu đạt lần lượt là 1,3 tỷ USD và 948 triệu USD. Việt Nam vẫn là nhà xuất khẩu dệt may lớn thứ hai sau Trung Quốc tại hai thị trường này.

Riêng Vinatex, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 1,7 tỷ USD, tăng 10,7% so với cùng kỳ, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 612,6 triệu USD, tăng 2,6% so với trước đó. Doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 24.241 tỷ đồng, tăng 9,6% so với cùng kỳ.

Mức tăng trưởng chỉ đạt trên 10%, theo đánh giá của lãnh đạo tập đoàn con số này vẫn chậm hơn so với cùng kỳ năm. Dù nhận định xuất khẩu từ nay đến cuối năm tình hình xuất khẩu sẽ không được cải thiện nhiều, song lãnh đạo tập đoàn khẳng định mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 27-27,5 tỷ USD vẫn có thể đạt được.

                                                                                           Theo kinhdoanh.vnexpress.net

Tin liên quan

      Dịch vụ xử lý co rút vải  (Ngày đăng: 04/10/2022)
      ESY Hàng Nhái Nhãn Hiệu Máy May ESSY  (Ngày đăng: 01/11/2019)
      Máy Xử Lý Chống Co Và Định Hình Vải  (Ngày đăng: 08/12/2017)
      Tiệc tất niên tiễn năm cũ 2016 đón năm mới 2017  (Ngày đăng: 23/01/2017)
      Hội chợ quốc tế ngành may _ Gian hàng 1F-13 công ty cổ phần đầu tư An Phương đã chính thức.  (Ngày đăng: 02/11/2016)
      Khai trương Showroom máy may ESSY tại Hải Dương  (Ngày đăng: 27/10/2016)
      Ngày 9/09/2016 và 10/09/2016 Công ty Cổ phần đầu tư An Phương khai trương chi nhánh Hải dương, tại số 29 đường An Định- khu 21- phường Nhị Châu- Thành Phố Hải Dương.  (Ngày đăng: 08/09/2016)
      Doanh nghiệp dệt may đang vật lộn với thị trường  (Ngày đăng: 27/07/2016)
      Doanh nghiệp dệt may khó tìm đơn hàng mới  (Ngày đăng: 13/07/2016)
      Chương trình khuyến mại đèn Led các loại từ ngày 11/07-10/08/2016. Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư An Phương  (Ngày đăng: 09/07/2016)